Damping Factor là gì? Tìm hiểu chỉ số DF của Amplifier Cục Đẩy Main Công Suất

30/11/2021
Damping Factor là gì? Tìm hiểu chỉ số DF của Amplifier Cục Đẩy Main Công Suất
Damping Factor là gì? Tìm hiểu chỉ số DF của Amplifier Cục Đẩy Main Công Suất

 

Damping Factor là gì?

Damping là một thông số thường có trong các sản phẩm như đẩy, ampli hay loa. Vậy khái niệm damping factor là gì, chúng hoạt động như thế nào, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu damping là gì?

Damping là gì?

Dịch ra từ tiếng anh, damping được hiểu là giảm xóc hay giảm chấn. Khái niệm này được sử dụng chủ yếu trong vật lý và một số thiết bị điện tử âm thanh. Damping không phải là một chỉ số nó chỉ là khái niệm tiền đề giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các khái niệm chuyên sâu hơn như damping factor là gì hay damping ratio,…

Damping Ratio là gì?

Damping Ratio dịch từ nghĩa tiếng anh ra là tỉ lệ giảm xóc (dùng cho thiết bị điện tử âm thanh), thực chất đây là một cách gọi khác của damping factor. Một số nhà sản xuất không để trên thông số sản phẩm là DF mà để là DR (damping ratio).

Vì bản chất thì damping factor và damping ratio khá giống nhau nên trong phần tiếp theo chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu về damping factor là gì cũng như những kiến thức liên quan, bạn có thể áp dụng tương tự với damping ratio.


Damping là gì?

Khái niệm Damping factor là gì?

Chúng ta có thể nghe ở đâu đó nói rằng chỉ số damping factor càng lớn thì tiếng bass ra loa sẽ càng hay và gọn. Vậy damping factor là gì? Damping factor được hiểu là hệ số giảm xóc hay hệ số giảm chấn, giảm âm. Đây là một thông số kỹ thuật có trong amply và cục đẩy nhưng khi các bạn đi chọn lại rất ít ai quan tâm tới.

Damping factor (DF) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dao động trên màng loa và cụ thể là loa trầm (loa sub). Khi chỉ số này càng lớn thì tiếng trầm sẽ chắc và gọn hơn rất nhiều. DF không có đơn vị tính vì chúng chỉ là một chỉ số với giá trị là một con số cụ thể nằm trong khoảng từ 50 tới 200. Hiểu một cách khác thì damping factor amplifier hay cục đẩy là khả năng kiểm soát màng loa trầm của amply hay cục đẩy đó.

Lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn dễ hiểu: Khi cấp tín hiệu âm thanh tới loa thì màng bass loa sẽ dao động để phát ra âm thanh tới tai người nghe. Nếu không có damping factor hoặc chỉ số này quá nhỏ không đủ tiêu chuẩn thì màng loa sẽ dao động một cách không kiểm sót khiến âm thanh phát ra bị pha lẫn những tiếng hỗn độn, tạp âm nghe rất khó chịu. Ngược lại khi có damping factor đủ tiêu chuẩn sẽ giống như một người điều khiển chuẩn xác khi nào dao động màng bass, dao động như thế nào và khi nào dừng thì màng bass loa sẽ ngừng không hoạt động nữa. Nhờ vậy mà tiếng bass ra chuẩn xác và không bị ù rè lẫn tạp âm.


Khái niệm damping factor là gì

Hoạt động của Damping Factor trong amplier như thế nào?

Để nói rõ được nguyên lý hoạt động của damping factor thì cũng khá khó hiểu vì đây là một chỉ số chuyên ngành mà chỉ có những kỹ sư chế tạo mới có thể quyết định. Bạn có thể hiểu đơn giản cách thức hoạt động của damping factor trên amply karaoke hay cục đẩy đó chính là giảm áp lực SPL tạo ra từ chuyển động của màng loa bass, can thiệp vào quán tính của màng loa sau khi tín hiệu cung cấp ngừng.

Điều này có nghĩa, damping giống như một chiếc phanh, hãm kịp thời tất cả các dao động thừa không đáng có của màng bass loa khiến chúng dao động theo đúng ý đồ của người thiết kế giữ được độ sạch và chính xác cho âm trầm.

Theo cách giải thích của chuyên gia thì khi đưa tín hiệu âm thanh từ amply hay đẩy ra loa, màng loa sẽ dao động một cách không có kiểm soát, trong từ trường của nam châm sẽ tinh ra một điện áp gọi là back EMF – Electro Motive Force có nguyên tắc hoạt động tương tự như 1 micro điện động. Điện áp này sẽ chạy ngược trở lại nguồn phát là amply rồi trở lại loa, chúng có cực tính ngược gây cản trở với chiều chuyển động của màng loa gây ra sự xung khắc méo tiếng, chất âm không được hay và damping factor sẽ làm triệt tiêu đi điện áp này.


Damping factor hoạt động như thế nào?

Cách tính Damping factor của cục đẩy, amplifiers

Theo như các nhà sản xuất đưa ra thì trị số damping factor được tính theo công thức:

DF = Z(L) / Z(A)

Trong đó:

  • DF là chỉ số damping factor
  • Z(L) là trở kháng của loa
  • Z(A) là trở kháng đầu ra của amplifier hay cục đẩy công suất

Như vậy khi trở kháng thay đổi thì trị số damping factor cũng có sự thay đổi theo. Khi trở kháng loa càng cao thì DF sẽ tăng, sự tác động vào màng loa sẽ thấp hơn. Chẳng hạn trở kháng loa là 4Ohm thì màng loa hoạt động rất mạnh còn trở kháng là 8Ohm hay 16Ohm thì màng loa dao động sẽ nhỏ hơn.

Với trở kháng ra của đẩy hoặc amply, nếu thông số này nhỏ thì trị số DF sẽ càng lớn giúp tiếng bass gọn và hay hơn. Lấy ví dụ cụ thể nếu trở kháng đầu ra của 1 cục đẩy là 0.01Ohm và trở kháng của loa là 4Ohm, khi đó DF = 400 khá cao đảm bảo tiếng bass ra hay và chuẩn xác. Khi bạn sử dụng loa có trở kháng cao hơn là 8 Ohm hay lắp nối tiếp 2 loa 4Ohm thì chỉ số damping factor này sẽ cao hơn.


Công thức tính damping factor

Ý nghĩa của damping factor là gì?

Có thể thấy damping factor là một thông số có ý nghĩa quan trọng và quyết định rất lớn tới chất lượng âm thanh của loa, nhất là đối với các dòng loa sub. Khi chọn được thiết bị âm thanh có trị số damping factor tốt sẽ giúp:

  • Tiếng bass ra nghe chắc và gọn gàng không bị lẫn tạp âm hay méo, rè, ù.
  • Việc kiểm soát được dao động của màng bass loa sẽ giúp màng loa được bền bỉ hơn với thời gian và giữa được chất lượng như ban đầu lâu dài.
  • Toàn bộ hệ thống âm thanh sẽ chuyên nghiệp có độ chuẩn xác cao hơn mang tới trải nghiệm tốt nhất khi nghe và sử dụng.
  • Damping factor có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh của loa trầm

Chỉ số damping factor trong cục đẩy, amply bao nhiêu là tốt?

Từ việc tìm hiểu khái niệm damping là gì cũng như nguyên lý hoạt động của damping factor thì chúng ta có thể kết luận rằng, DF càng cao cho khả năng kiểm soát dao động màng loa càng tốt, chuẩn hơn nên sẽ cho ra chất lượng âm thanh tốt hơn.

Đó cách chọn theo lý thuyết, thực tế không phải rất cả các sản phẩm đẩy, amply có damping factor cao là tốt. Vì chúng còn phụ thuộc vào nhà sản xuất quy định. Chẳng hạn các dòng amply của McIntosh chỉ có DF ở ngưỡng 80-100 nhưng lại cho tiếng  bass uy lực, hay và chuẩn xác còn một số dòng amply class D hiện nay có DF rất cao lên tới 1000 nhưng tiếng bass lại bị thô và cứng. Còn các dòng loa hiện nay thì hầu hết có bass nhỏ và độ nhạy thấp nên có trị số damping factor cao làm tiếng bass chắc và hạn chế được ù rền tốt hơn.

Nhìn chung để có được một sản phẩm đẩy công suất, amply hay loa karaoke, loa sân khấu chất lượng và hệ thống âm thanh hay, chuyên nghiệp thì chúng ta sẽ theo nguyên tắc chọn, với loa trở kháng 8Ohms thì amplifier hay power amplifier nên chọn DF có giá trị thấp nhất là 400. Tất nhiên damping factor càng cao sẽ càng tốt.
 

Sưu tầm

Bình luận

Youtube
LHV Bên Phải
Bộ Soundcard RTA Tặng Kèm Phần Mềm Smaartlive V.8